Mũ bảo hiểm 3/4 với các bạn thường xuyên di chuyển, đi xa thì không có gì xa lạ vì khả năng bảo vệ an toàn khi đi xa. Cũng chính vì vậy mà hiện nay có rất nhiều dòng mũ bảo hiểm 3/4 ra đời khiến người sử dụng cũng rất hoang mang, không biết nên chọn mũ sao cho đảm bảo. Hôm nay, các bạn cùng Andes tham khảo xem tiêu chuẩn của một chiếc mũ bảo hiểm 3/4 là như thế nào nhé!
Mũ bảo hiểm 3/4 có những tiêu chuẩn an toàn nào?
Cũng như các dòng mũ khác, mũ bảo hiểm 3/4 cũng phải đạt được những chuẩn chất lượng nhất định, thậm chí là tiêu chuẩn cao hơn rất nhiều vì là dòng mũ chuyên sử dụng trong các chuyến hành trình dài. Vậy một chiếc mũ bảo hiểm 3/4 chất lượng phải đạt được những yêu cầu nào và làm sao để kiểm tra được chiếc mũ mình chuẩn bị mua có khả năng đảm bảo an toàn cho người sử dụng hay không?
Cấu tạo của mũ bảo hiểm 3/4 chất lượng có gì?
Mũ bảo hiểm 3/4 chuẩn phải có đủ các bộ phận: vỏ mũ, mút xốp giảm chấn, lớp lót, dây mũ và khóa an toàn. Thiếu đi bất cứ bộ phận nào mũ cũng không đủ khả năng bảo vệ an toàn cho bạn khi tham gia giao thông.
Vỏ mũ là bộ phận tiếp nhận lực đầu tiên của mũ nên phần vỏ phải dày và cứng, có khả năng chịu va đập mạnh. Thêm vào đó, thiết kế vỏ mũ cũng được tính toán kỹ lưỡng để khi có lực tác động có thể phân tán lực đều, giảm thiểu tối đa xung chấn truyền đến phần mút xốp giảm chấn của mũ.
Tiếp theo, mút xốp giảm chấn chính là “bức tường” thứ hai, cũng là “chiến tuyến vững chãi” cuối cùng có nhiệm vụ tiếp nhận trọn vẹn xung lực thoát ra từ vỏ mũ, đồng thời mút xốp cũng có một độ đàn hồi nhất định để tản lực và triệt tiêu toàn bộ các xung lực còn lại, không để bất kỳ xung lực mạnh nào có thể tác động đến lớp lót và vùng đầu của người đội mũ.
Vì đặc thù của chuyên dùng để đi xa của mũ bảo hiểm 3/4 nên phần lớp lót của mũ cũng đặc biệt dày hơn các loại mũ nửa đầu thông thường để đảm bảo sự thông thoáng, dễ chịu và thoải mái nhất trong quá trình sử dụng. Tránh trường hợp mũ quá cứng gây đau đầu cho người dùng khi đội trong thời gian quá dài.
Bên cạnh các bộ phận bảo vệ chính, dây mũ và khóa an toàn cũng là hai bộ phận không thể thiếu giúp cố định mũ với phần đầu của người đội, đảm bảo mũ không rơi ra trong trường hợp có va chạm ngoài ý muốn. Ngoài ra, nhờ khả năng điều chỉnh độ dài linh hoạt của của dây mũ nên mũ đội cũng sẽ vừa vặn hơn, hạn chế tính trạng xô lệch hay gió thổi mũ bật ngược ra sau khi đi ở tốc độ cao.
Chất liệu nào là tốt nhất để làm mũ?
Bên cạnh cấu trúc thì chất liệu cũng vô cùng quan trọng, một chiếc mũ bảo hiểm 3/4 đầy đủ các bộ phận mà chất liệu kém chất lượng thì khả năng bảo vệ an toàn cho người dùng hoàn toàn bằng không. Chưa hết, mỗi bộ phận sẽ có những chất liệu chuyên dụng riêng biệt nên khi mua bạn cần chú ý các thông tin chất liệu dưới đây.
Hầu hết các vỏ mũ đạt chuẩn trên thị trường hiện nay đều dùng nhựa ABS, đặc biệt là nhựa ABS nguyên sinh – loại nhựa chuyên dụng dùng để làm mũ bảo hiểm, chưa từng qua xử lý nhiệt để làm mũ bảo hiểm, cực kỳ bền bỉ, cứng cáp và có khả năng chịu được va đập cực tốt. Đặc điểm của nhựa ABS nguyên sinh khá nặng nên nếu chiếc mũ bạn chọn nhẹ hơn 500g thì bạn nên xem xét lại, có thể đây là loại mũ bảo hiểm không đạt chuẩn.
Mút xốp giảm chấn được thường được làm từ xốp EPS nén ở tỷ trọng cao tạo thành một khối dày và vững chắc, có khả năng hấp thụ và triệt tiêu các lực truyền từ vỏ mũ, đảm bảo an toàn cho phần đầu của người đội khi có va chạm mạnh. Thêm vào đó, vỏ mũ cũng có khả năng cách nhiệt tốt, giúp người đội có thể thoải mái và dễ chịu hơn trong thời gian dài. Để phân biệt được mũ bảo hiểm có lớp mút xốp có phải là EPS hay không bạn có thể nhấn nhẹ ngón tay lên bề mặt mút xốp, nếu lớp mút xốp không biến dạng thì đó là xốp EPS, còn nếu xốp biến dạng thì đó là xốp kém chất lượng, không nên mua.
Lớp lót của mũ không có khả năng bảo vệ an toàn cho người dùng nên cũng không có quy chuẩn quá khắt khe về chất liệu cụ thể cho lớp lót. Nhưng vì có liên quan mật thiết đến sự thoải mái khi sử dụng, quyết định người dùng có muốn đội mũ bảo hiểm trong thời gian dài hay không nên khi chọn mũ, các bạn cũng nên đội thử để kiểm tra xem lớp lót có êm, thông thoáng và thoải mái hay không.
Kết nối giữa mũ và đầu chính là dây mũ, dây mũ phải được làm bằng sợi nylon dệt nhiều lớp bền chắc, không bị đứt khi có lực kéo mạnh, có độ dài linh động kết hợp cùng phần khóa an toàn chắc chắn với chất liệu không gây kích ứng cho da sẽ giúp chiếc mũ vừa khít với phần đầu, khi đội sẽ thoải mái hơn.
Kích thước tiêu chuẩn của mũ bảo hiểm 3/4?
Tất cả các dòng mũ bảo hiểm nói chung và mũ bảo hiểm 3/4 nói riêng đều có nhiều kích cỡ cho từng số đo vòng đầu khác nhau nhưng hầu hết mọi người đều khá qua loa và chủ quan khi chọn size mũ. Mũ quá chật hay quá rộng đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cảm giác khi đội cũng như là khả năng bảo vệ cho người sử dụng.
Nếu đội mũ bảo hiểm quá chật, bạn sẽ cảm thấy bí bách, chật tức, có thể gây cản trở máu lưu thông lên não cho người dùng, ảnh hưởng đến khả năng phán đoán tình huống khi lái xe, còn nếu đội mũ quá rộng, không cố định được phần đầu với mũ thì khi đi gió tốc làm mũ lật ra sau dễ gây siết phần cổ, đau và tổn thương gáy, chưa kể đến việc khi va chạm, mũ quá rộng sẽ dễ bung ra dẫn đến khả năng bảo vệ vùng đầu bị hạn chế. Vậy bạn đã biết size mũ bảo hiểm của mình chưa?
Tối ưu nhất là nên mua và đội thử mũ ngay tại cửa hàng, vì mỗi thương hiệu khác nhau sẽ có size riêng biệt khác nhau. Nếu thực sự không thể mua hàng trực tiếp được thì cách đơn giản nhất để xác định được mình mang mũ bảo hiểm size nào chính là dùng thước dây. Ngay tại ví trí trên chân mày 2cm, dùng thước dây đo quanh vòng đầu rồi ghi lại, khi chọn mũ chỉ cần đưa số đo này cho nhân viên bán hàng, bạn sẽ được tư vấn size mũ vừa vặn, phù hợp cho từng dòng mũ khác nhau.
Mũ đạt chuẩn cần qua những khâu kiểm tra nào?
Bất cứ một chiếc mũ bảo hiểm 3/4 nào trước khi được đưa ra thị trường cũng đều phải qua các khâu kiểm tra vô cùng nghiêm ngặt của nhà nước từ quy trình sản xuất mũ, khuôn, nguyên vật liệu,… để đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn và tiêu chuẩn chất lượng.
Theo Nghị định 87/2016/NĐ-CP quy định về việc doanh nghiệp sản xuất phải có đủ các trang thiết bị, dây chuyền sản xuất như: thiết bị ép (đúc/đùn) và khuôn mẫu phù hợp để sản xuất vỏ mũ; thiết bị ép (đúc) và khuôn mẫu phù hợp để sản xuất lớp hấp thụ xung động (mút xốp); thiết bị dập (tán) đinh tán (dùng để ghép các cụm chi tiết) đã tạo ra một quy định cực kỳ khắt khe cho nhà sản xuất.
Nếu mũ đạt chuẩn thì mới được Bộ KH&CN cấp tem hợp quy CR – tem phải được in sắc sảo, rõ ràng, không thấm nước, không thể tẩy xóa hoặc làm mờ – đây là bằng chứng chứng minh mũ bảo hiểm đã đáp ứng được quy chuẩn, các bước kiểm tra, đánh giá của nhà nước và sản phẩm được lưu hành hợp pháp trên thị trường.
Mũ bảo hiểm 3/4 có giá khoảng bao nhiêu?
Thông thường, các mẫu mũ bảo hiểm 3/4 chất lượng sẽ có mức giá tầm trung, mắc hơn các mũ nửa đầu thông dụng và rẻ hơn mũ fullface, tùy theo loại mũ, đơn vị sản xuất,… mà giá của mũ thường rơi vào khoảng từ 300.000 VNĐ trở lên, nếu là hàng ngoại nhập có thể lên đến vài triệu VNĐ. Nếu bạn đi mua mũ và bắt gặp một chiếc mũ bảo hiểm 3/4 cực ngầu bán với giá dưới 200.000 VNĐ thì bạn nên cân nhắc lại về mức độ an toàn của nó nhé.
Mũ bảo hiểm 3/4 Andes 3S-202D và những cải tiến vượt trội!
Không chỉ là một chiếc mũ bảo hiểm 3/4 truyền thống, Andes 3S-202D là dòng mũ bảo hiểm 3/4 không phải khuôn đúc 1 khối hoàn toàn mà phần tai sẽ thay thế bằng lớp da dày hơn, êm hơn nhưng vẫn ôm trọn phần đầu, bảo vệ toàn diện từ trán đến cổ giúp bạn thoải mái dù đường có xa hay gần. Mũ size L, thích hợp cho các bạn có vòng đầu hơi to, khi đội sẽ không thấy bị chật quá, bó quá gây khó chịu, đội vào tháo ra cũng dễ dàng.
Thiết kế và màu sắc vô vùng đa dạng với 4 màu mũ trơn và 3 dòng tem 36, 45 và 54 có đến 8 màu phối khác nhau giúp bạn có thêm nhiều sự chọn phù hợp với sở thích và mắt thẩm mỹ riêng của mình hơn.
Vì là dòng mũ đa dụng, sử dụng được trên cả quãng đường ngắn và đường dài nên chắc chắn mũ bảo hiểm Andes 3S-202D phải được trang bị một chiếc kính chắn gió, chắn bụi. Kính của sản phẩm được sản xuất trong quy trình công nghệ cao cải tiến có thể giúp bạn tránh được một số tác nhân gây hại từ môi trường như khói, bụi, nắng, gió,… Ngoài ra, với chất liệu đặc biệt chống tia UVA, UVB lên đến 90%, chống lóa khi có đèn xe khác chiếu vào, giúp bảo vệ và phòng tránh các bệnh về mắt có nguyên nhân do mắt điều tiết quá độ cho người sử dụng.
Cải tiến đột phá nhất chính là lớp lót với công nghệ cải tiến 3S cho bạn trải nghiệm hoàn toàn khác biệt với các dòng mũ bảo hiểm khác trên thị trường. Đầu tiên là sự êm ái, dù lớp mút xốp và vỏ phải cứng để đảm bảo độ an toàn thì lớp lót vẫn vô cùng êm, khi đội vào không hề thấy khó chịu. Tiếp theo là độ thông thoáng, lớp vải lót dù dày nhưng rất thoáng khí, không gây bí bách, dễ chịu. Và cuối cùng chắc chắn là khả năng tháo ra, lắp vào khi cần để làm vệ sinh, phòng ngừa các bệnh da đầu như nấm, ngứa, gàu, rụng tóc, hạn chế tình trạng tóc bết rít,… Lớp lót kết hợp với 2 lỗ thông gió cho cảm giác thêm dễ chịu, vậy là đã sẵn sàng cùng bạn đồng hành trên những quãng đường dài rồi!
Mũ bảo hiểm 3/4 ngày nay ngoài an toàn còn phải đẹp, phải thể hiện được cá tính, sở thích riêng của người đội và thoải mái, tiện lợi khi sử dụng. Tuy nhiên cũng chính vì quá nhiều mẫu mã nên khiến người mua băn khoăn, lo lắng, hy vọng bài viết này của Andes sẽ giúp các bạn chọn được một chiếc mũ bảo hiểm 3/4 chất lượng, an toàn và đẹp như dòng Andes 3S-202D vậy!