Đội mũ bảo hiểm khi sử dụng xe máy tham gia giao thông là điều bắt buộc tại Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia nhiệt đới với điều kiện thời tiết nóng ẩm, đặc biệt là vào mùa hè. Điều này có thể khiến người điều khiển xe cảm thấy hầm bí, ngứa ngáy, khó chịu và nặng hơn là nấm da đầu khi sử dụng mũ bảo hiểm liên tục trong một thời dài.
Vậy sử dụng mũ bảo hiểm như thế nào để phòng tránh các bệnh về da đầu, đảm bảo sức khỏe cho bạn một cách tốt nhất?
Nguyên nhân mũ bảo hiểm gây ra các bệnh về da đầu
Có nhiều nguyên nhân khiến chiếc mũ bảo hiểm của bạn trở thành ổ bệnh da đầu cực kỳ nguy hiểm. Dưới đây, Andes sẽ liệt kê một số nguyên nhân mà mọi người thường xuyên mắc phải:
Được sử dụng thường xuyên dưới trời nắng nóng
Đa phần người Việt Nam đều di chuyển bằng xe máy và hầu như không có thói quen thay mũ sử dụng hàng ngày. Ít người biết rằng, đây là việc làm nguy hiểm có thể biến chiếc mũ thân yêu trở thành một “ổ vi khuẩn” gây hại cho người dùng.
Việc sử dụng thường xuyên một chiếc mũ liên tục từ ngày này qua ngày khác dưới trời nắng nóng, nhiều bụi bặm kèm theo da đầu người đội tiết nhiều mồ hôi vừa nóng, vừa ẩm tạo ra môi trường cực kỳ lý tưởng cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển nhanh chóng.
Treo mũ ngoài trời và để ướt mưa
Vì mũ bảo hiểm khá cồng kềnh nên thường sẽ được treo bên ngoài xe sau khi di chuyển xong. Mặt trong của mũ sẽ được tiếp xúc trực tiếp với biết bao khói bụi, nhẹ có thể khiến mái tóc của bạn nhanh bẩn và bết hơn nhưng nặng có thể khiến bạn ngứa ngáy, khó chịu, mất tập trung trong quá trình lái xe.
Chưa hết, việc treo mũ ngoài trời trong những ngày mưa bất chợt làm mũ bị ướt. Trong nước mưa có rất nhiều vi khuẩn và khói bụi tích tụ, nhiều bạn chủ quan vẫn đội để đi tiếp hoặc hong khô và sử dụng ngay sau đó mà không vệ sinh kỹ lại. Làm vậy, mũ sẽ có mùi hôi khó chịu và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Đội mũ khi tóc ướt
Đừng bao giờ nên đội mũ bảo hiểm khi tóc bạn vẫn chưa khô hoàn toàn. Điều này không tốt cho tóc và cũng không hề tốt cho chiếc mũ của bạn.
Tóc chưa khô gần giống như treo mũ ngoài trời bị ướt mưa vậy, có thể làm lớp lót bên trong của chiếc mũ bị ẩm, mũ sẽ dễ bám bụi và vô tình trở thành một môi trường lý tưởng để các vi khuẩn có hại sinh sôi.
Sử dụng chung mũ với người có bệnh da đầu
Các bệnh liên quan đến da đầu có khả năng lây lan từ người sang người thông qua các vật sử dụng chung, điển hình là mũ bảo hiểm. Những vi khuẩn gây bệnh có thể bám vào mũ của người này và lây cho bạn nếu bạn vô tình sử dụng chung mũ với người có bệnh.
Việc dùng chung mũ này hay gặp ở các trường hợp đi xe ôm, xe ôm công nghệ, mượn mũ của người không thân,… Vì vậy, tốt nhất khi sử dụng các dịch vụ xe ôm, bạn nên mang theo mũ bảo hiểm cá nhân, tránh dùng chung mũ có sẵn của người lái xe. Hạn chế mượn mũ của người lạ khi không biết họ có tiền sử bệnh da đầu hay không.
Thường xuyên vệ sinh mũ, phòng bệnh da đầu
Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất trong việc phòng bệnh da đầu. Các bạn nên thường xuyên vệ sinh mũ bảo hiểm của mình ít nhất là 2 lần/tuần để đảm bảo mũ luôn trong tình trạng sạch sẽ, khô thoáng.
Tuy nhiên, Andes khuyên bạn nên sử dụng các loại mũ bảo hiểm có lớp lót có thể tháo rời dễ dàng như lớp lót 3S cải tiến tại Andes để tiện hơn trong việc vệ sinh mũ. Với lớp lót 3S, bạn chỉ mất 30 giây để tháo lắp lớp lót ra riêng và giặt giũ dễ dàng. Lớp lót 3S được làm từ vải kháng khuẩn, thoáng mát nên chỉ cần phơi ngoài trời khoảng 30 phút là lớp lót sẽ khô hoàn toàn, nhanh hơn hẳn khi vệ sinh cả mũ vừa bất tiện, vừa mất thời gian.
Một số lưu ý sử dụng mũ bảo hiểm để phòng bệnh da đầu
Bên cạnh việc thường xuyên vệ sinh mũ bảo hiểm, Andes cũng muốn mang đến cho bạn một số lưu ý dưới đây để chiếc mũ bảo hiểm luôn đảm bảo vệ sinh:
- Khi đi mưa, nên hong khô trước khi đội. Nếu không tiện hong khô, nên dùng khăn giấy thấm bớt nước cho lớp lót của mũ. Sau khi sử dụng, hãy vệ sinh mũ ngay chứ không để khô rồi lần sau sử dụng tiếp.
- Sấy khô tóc trước khi đội mũ. Khi tóc ướt, các lỗ chân tóc đều mở lớn, khi tóc ướt đội mũ sẽ giúp vi khuẩn dễ xâm nhập và gây bệnh cho bạn hơn.
- Nên thường xuyên lau sơ mũ bảo hiểm để hạn chế bụi bẩn bám trên mũ.
- Hạn chế sử dụng chung mũ với người lạ, nếu bất khả kháng thì trước khi đội nên lót thêm giấy lớp vải mỏng.
Hy vọng thông qua bài viết này của Andes có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ sức khỏe da đầu của bản thân, gia đình và ý thức hơn trong việc thường xuyên vệ sinh mũ bảo hiểm. Đừng quên luôn có mũ bảo hiểm Andes đồng hành, bảo vệ bạn và người thân trên mọi nẻo đường!
Tham khảo hệ thống showroom của Andes tại đây.
Tham khảo các sản phẩm Andes tại đây.